Bạn đang cân nhắc tiêm Filler để cải thiện nhan sắc nhưng băn khoăn về thời gian duy trì hiệu quả? “Tiêm Filler bao lâu thì tan?” là câu hỏi mà không ít khách hàng quan tâm. Hiểu được những trăn trở đó, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về thời gian tan của Filler, đồng thời giải đáp những khó khăn mà khách hàng thường gặp phải khi sử dụng phương pháp làm đẹp này.
Nội Dung Chính
1. Tiêm filler có tự tan được không?
Tiêm filler là phương pháp thẩm mỹ không xâm lấn, nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên, hiệu quả của việc tiêm filler không phải là vĩnh viễn. Chính vì lý do này, nhiều người thắc mắc liệu tiêm filler bao lâu tan hết, nó có thể tự tan hết hay không hay phải chờ trong thời gian bao lâu để filler tan hết hoàn toàn.
Về bản chất, Filler chứa Acid Hyaluronic có khả năng tự tan một cách tự nhiên. Sau một khoảng thời gian nhất định, Filler sẽ tan dần từ từ, cho đến khi hoàn toàn biến mất khỏi vùng da đã được tiêm.
2. Tiêm Filler bao lâu thì tan hết?
Filler có thể tan đi một cách tự nhiên sau khoảng từ 6 – 18 tháng. Một số trường hợp có thể kéo dài hơn, thậm chí là 2 năm không tan.Tùy thuộc vào yếu tố cơ địa, môi trường sống, vị trí tiêm và chất lượng của loại filler được sử dụng. Đây là một ưu điểm đáng chú ý của các loại filler, giúp chị em có thể duy trì hiệu quả làm mịn, trẻ hóa da, nâng tầm nhan sắc trong một khoảng thời gian tương đối lâu.
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tan Filler
Bạn luôn miệng thắc mắc tiêm Filler sau bao lâu thì tan mỗi khi lựa chọn phương pháp thẩm mỹ này nhưng có lẽ bạn quên rằng thời gian tan của Filler có thể sẽ phù thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, cả về chất lượng dịch vụ tại cơ sở tiêm cũng như ý thức chăm sóc sau quá trình tiêm của bản thân.
Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tan Filler:
3.1. Loại filler được sử dụng
Các loại filler chứa axit hyaluronic (HA) có đặc điểm khá độc đáo, vì tốc độ tan của chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tỉ lệ, kích thước phân tử HA cũng như công nghệ sản xuất. Điều này làm cho thời gian lưu giữ tác dụng trẻ hóa da khác nhau. Nói chung, với lượng HA được tiêm càng nhiều, thời gian duy trì hiệu quả sẽ càng kéo dài, lên đến 12-24 tháng.
3.2. Vị trí tiêm
Vị trí tiêm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian tan của Filler. Filler có xu hướng tan nhanh hơn ở những vùng có nhiều cử động cơ và lưu lượng máu cao.
- Filler tiêm ở môi, rãnh cười, khóe miệng thường tan nhanh hơn do những vùng này thường xuyên vận động.
- Filler tiêm ở trán, thái dương, hốc mắt cũng có xu hướng tan do lưu lượng máu ở những vùng này cao hơn so với các vùng khác trên mặt.
- Filler tiêm ở mí mắt, mọng môi cũng có thể tan nhanh do da ở những vùng này mỏng manh và nhạy cảm.
Ngược lại, Filler tiêm ở những vùng ít cử động cơ và lưu lượng máu thấp thường có thời gian tan lâu hơn. Ví dụ như Filler tiêm ở cằm, má, sống mũi có thể duy trì hiệu quả trong 12 tháng đến 18 tháng.
3.3. Cơ địa của từng người
Cơ địa của mỗi người cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian lưu giữ tác dụng của filler. Một số người có nồng độ enzym hyaluronidase – một loại enzym phân hủy axit hyaluronic – cao hơn bình thường, điều này khiến quá trình phân hủy filler chứa HA xảy ra nhanh hơn so với người khác.
Ngoài ra, yếu tố tuổi tác, chế độ ăn uống, lối sống, môi trường sống, stress và các bệnh lý toàn thân cũng có thể là lời giải đáp cho câu hỏi Tiêm Filler bao lâu thì tan của bạn.
3.4. Kỹ thuật tiêm của bác sĩ
Ngoài các yếu tố cơ địa, việc thực hiện kỹ thuật tiêm filler cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu quả của liệu trình. Nếu bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật, chất làm đầy sẽ được đưa vào đúng vị trí, với liều lượng phù hợp, giúp phát huy tối đa tác dụng của filler.
Ngược lại, tiêm sai kỹ thuật có thể khiến filler bị phân tán, lệch vị trí hoặc không đạt hiệu quả mong muốn. Do đó, việc lựa chọn bác sĩ có kinh nghiệm và kỹ năng tiêm cao là một yếu tố then chốt để đảm bảo kết quả tái tạo và trẻ hóa da thành công và lâu dài.
3.5. Nhiệt độ môi trường
Nhiệt độ là một trong những yếu tố ít được quan tâm nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian tan của Filler. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, Filler có thể tan nhanh hơn. Chẳng hạn như khi bạn đi xông hơi, tắm nước nóng hoặc phơi nắng, nhiệt độ cao sẽ khiến các liên kết trong Filler giãn ra, dẫn đến việc Filler tan nhanh hơn bình thường.
Nhiệt độ thấp cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian tan của Filler, tuy nhiên ảnh hưởng này không đáng kể như nhiệt độ cao.
3.6. Ý thức kiêng cữ, chăm sóc sau tiêm
Việc tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ sau khi tiêm Filler có thể giúp Filler tan đều, đẹp và duy trì hiệu quả thẩm mỹ lâu dài.
Ngoài yếu tố cơ địa và kỹ năng tiêm của bác sĩ, lối sống và thói quen chăm sóc da của người sử dụng cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả và thời gian lưu giữ tác dụng của filler. Việc dùng mỹ phẩm không đúng cách, tiêu thụ rượu bia, chất kích thích hoặc không bảo vệ da khi ra ngoài đều có thể làm giảm hiệu quả thẩm mỹ của filler.
4. Tiêm Filler không tan hết có sao không?
Trong trường hợp tiêm filler không tan, nhưng chưa xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như viêm, nhiễm trùng hay mưng mủ, mà chỉ bị cứng hoặc nề nhẹ tại vị trí tiêm, vấn đề này là bình thường và bác sĩ thường sẽ đề nghị tiêm thuốc tan filler.
Tuy nhiên, việc tiêm Filler không tan hết có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm hơn cho sức khỏe và thẩm mỹ, bao gồm:
- Sưng tấy, mẩn đỏ: Đây là những biến chứng nhẹ thường gặp sau khi tiêm Filler. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng tấy kéo dài hoặc mẩn đỏ lan rộng, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
- Nhiễm trùng: Nếu vùng tiêm Filler bị nhiễm trùng, bạn có thể bị sốt, ớn lạnh, sưng tấy dữ dội, đau nhức và chảy mủ.
- Tạo cục, vón cục Filler: Khi Filler không tan đều, nó có thể tạo thành những cục, vón cục dưới da, gây mất thẩm mỹ và khó chịu.
- Tắc nghẽn mạch máu: Nếu Filler được tiêm vào mạch máu, nó có thể gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến thiếu máu não, đột quỵ.
- Hoại tử da: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất do tiêm Filler không tan hết. Hoại tử da xảy ra khi Filler chặn nguồn cung cấp máu đến một khu vực da, khiến da chết và hoại tử.
Do đó, nếu bạn tiêm Filler và phát hiện Filler không tan hết, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ ngay lập tức để được xử lý.
5. Cách xử lý trường hợp tiêm Filler không tan hết
Can thiệp bằng cách tiêm chất làm tan Filler
Trong trường hợp tiêm filler không tan hết mà không xuất hiện các biến chứng như viêm nhiễm, nhiễm trùng hay mưng mủ, nhưng chỉ bị cứng hoặc sưng nhẹ tại vùng tiêm, bác sĩ thường khuyến cáo tiêm thêm thuốc để tan lại filler đã được sử dụng trước đó. Điều này không chỉ giúp cải thiện tình trạng tại chỗ mà còn ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn có thể phát sinh trong tương lai.
Vậy tiêm tan Filler bao lâu thì tan? Khi tiêm thuốc để tan lại filler, thời gian phát huy tác dụng thường kéo dài từ 24 – 48 giờ, hoặc có thể lên đến 3 – 5 ngày tùy theo cơ địa của từng người. Để chắc chắn lượng filler đã được tan hết hoàn toàn, bạn cần quay lại khám lại sau 5 – 7 ngày kể từ lần tiêm tan filler.
Dùng kỹ thuật nạo vét Filler
Trong trường hợp thuốc tan filler không phát huy tác dụng như mong muốn, các bác sĩ sẽ buộc phải tiến hành phẫu thuật can thiệp để loại bỏ lượng filler tồn dư trong cơ thể.
Sau khi nạo vét filler, bác sĩ sẽ làm sạch khu vực, và nếu khu vực này bị biến dạng, các bác sĩ sẽ đồng thời thực hiện các thủ thuật tạo hình để khôi phục lại vùng da như ban đầu. Cuối cùng, bác sĩ sẽ dùng chỉ y khoa để khâu lại vết mổ, hoàn tất quá trình can thiệp.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Tiêm Filler bao lâu thì tan, đồng thời cũng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tan của filler và cách xử lý khi gặp phải trường hợp Filler không tan hết.
Hãy luôn nhớ lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và chăm sóc da sau khi tiêm filler đúng cách để đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ lâu dài.
Bống Spa có thể là gợi ý giúp bạn khi tìm chọn cơ sở tiêm Filler chất lượng, đảm bảo hiệu quả tối ưu sau quá trình tiêm. Hãy cùng theo chân Bống để đặt lịch, tư vấn và tìm đến vẻ đẹp hoàn hảo nhé!
Nguồn tham khảo uy tín:
- https://doctornyla.com/blog/how-long-does-it-take-for-dermal-fillers-to-dissolve/
- https://beautyboostmedspa.com/how-long-does-it-take-fillers-to-dissolve/
- Tham khảo các bệnh viện lớn như Vinmec, Nhà thuốc Long Châu
Xem thêm các thông tin liên quan đến việc tiêm Filler:
- Tiêm filler có bị chảy xệ không
- Bảng giá tiêm Filler
- dấu hiệu tiêm Filler bị hoại tử
- Tiêm Filler kiêng gì
Lưu ý
Các bài viết của Bống Spa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm:
Tiêm môi dày: Tất tần tật thông tin bạn cần biết
Bạn ao ước sở hữu đôi môi dày dặn, căng mọng như những minh tinh...
Tiêm môi hạt đậu: Mọi thông tin bạn cần biết trước khi làm
Bạn đang khao khát sở hữu đôi môi căng mọng, ngọt ngào như những nữ...
Tiêm môi dáng thuyền đắm: Mọi thông tin bạn cần biết
Bạn đã từng thử qua vô số phương pháp làm đẹp môi nhưng hiệu quả...
Tiêm môi cánh én: Hình ảnh và Mọi thông tin bạn cần biết
Trải nghiệm với tiêm môi cánh én, bạn sẽ không còn phải e dè với...
Tiêm môi Cherry: Tất tần tật mọi thông tin bạn cần biết
Bạn lo lắng vì đôi môi mỏng, kém sắc khiến nụ cười trở nên thiếu...
Tiêm môi trái tim: Mọi thông tin các “nàng” cần biết
Tiêm môi trái tim – phương pháp thẩm mỹ đang “làm mưa làm gió” trong thời...