noscript

Mụn Quai Hàm: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị Hiệu Quả

Mụn là tình trạng mà ai cũng mong muốn mình không gặp phải. Trên thực tế, mỗi vị trí mụn khác nhau sẽ phản ánh một tình trạng sức khỏe cũng như có cách khắc phục khác nhau. Vậy mụn quai hàm là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

mụn quai hàm

I/ Mụn quai hàm là gì?

Mụn quai hàm là tình trạng mụn xuất hiện chủ yếu do sự thay đổi bất thường của hormone trong cơ thể,, cụ thể nó sẽ xuất hiện ở khu vực xung quanh quai hàm. Đối với nữ giới, mụn này thường xuất hiện ở độ tuổi dậy thì do thay đổi nội tiết hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Không những thế, buồng trứng đa nang cũng là nguyên nhân làm tăng nồng độ androgen gây xuất hiện mụn nội tiết.

mụn quai hàm

Xem thêm: mụn ở thái dương

II/ Dấu hiệu nhận biết mụn quai hàm

Dấu hiệu nhận biết mụn quai hàm như thế nào chắc hẳn cũng là vấn đề mà nhiều chị em quan tâm. Trên thực tế, chúng ta có thể nhận biết bằng mắt thường bởi mụn quai hàm thường là những nốt sẩn viêm đỏ ở khu vực xung quanh vùng hàm và quanh cằm, có thể có nhân học không nhân. Không những thế, còn có những nốt sâu như cục, u nang là biến chứng nặng của mụn trứng cá. Những mụn này thường khó nặn, dễ đẻ lại sẹo và viêm nhiễm. Một số loại mụn xuất hiện ở quai hàm như:

mụn quai hàm

Đọc thêm: Mụn nhọt ở mông

  • Mụn không viêm
  • Mụn đầu đen
  • Mụn đầu trắng
  • Các nốt mụn sưng cứng, nằm sâu dưới da, đỏ trên bề mặt và mang lại cảm giác đau nhức, khó chịu. Để điều trị những loại mụn này, cần phải điều trị tại các cơ sở uy tín.
  • Mụn viêm
  • Mụn mủ là những vết mụn nổi lên trên bề mặt chưa đầy mủ, bao quanh bởi vòng đỏ, mang lại cảm giác đau nhức, khó chịu.
  • Nốt sần, thường nổi lên không đau, thô ráp khi chạm vào, khiến cho gương mặt bạn trở nên sần sùi.
  • U nang là những khối u lớn, đau, hình thành sâu ở dưới da và chứa đầy mủ. Đối với u nang, bạn không thể tự điều trị tại nhà, cần đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

III/ Nguyên nhân gây nổi mụn quai hàm? Những thói quen không tốt cho người bị mụn?

mụn quai hàm

Tìm hiểu thêm: Mọc mụn ngứa ở mông

Nguyên nhân gây nổi mụn quai hàm?

Theo các chuyên gia, mụn nội tiết xuất hiện do nội tiết tố thay đổi đột ngột, quá mức bình thường, từ đó làm cho tuyến bã nhờn sản xuất nhiều dầu thừa. Lượng dầu thừa quá nhiều sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, từ đó khiến cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở gây ra các phản ứng viêm từ đó tạo nên mụn. Trên thực tế, lượng bã nhờn gia tăng do sự mất cân bằng các hormon như: estrogen, testosterone, progesterone. Trong khi đó, các tuyến dầu thường tập trụng nhiều ở vùng hàm và cằm, từ đó gây ra mụn ở những vùng này.

Bên cạnh đó, mụn quai hàm còn xuất hiện do hội chứng buồng trứng đa nang. Bởi khi mắc bệnh này thì sẽ bị rối loạn nội tiết và gây mụn nội tiết, tăng cân. Không những thế, bệnh này còn gây ra các triệu chứng như: hiếm muộn, kính thưa, rậm lông, … Chính vì vậy, khi có dấu hiệu cần phải thăm khám kịp thời để có biện pháp điều trị tốt nhất.

Những thói quen không tốt cho người bị mụn

Nếu không hiểu về tình trạng mụn cũng như không có cách thức điều trị kịp thời thì tình trạng mụn sẽ trở nên nặng hơn. Dưới đây là những thói quen không tốt cho người bị mụn, bạn nhất định phải tránh:

  • Không được sờ tay lên mặt, đặc biệt là khu vực bị mụn bởi tay chứa rất nhiều vi khuẩn.
  • Không được tự ý nặn mụn bởi không đảm bảo vệ sinh, sẽ làm cho tình trạng mụn, viêm nhiễm nặng hơn, lan sang các vùng da khác.
  • Chăm sóc da mặt đúng cách, làm sạch kỹ.
  • Nếu tình trạng mụn không thuyên giảm, cần đến trực tiếp bác sĩ để được thăm khám để điều trị kịp thời. Ngăn chặn tình trạng xuất hiện sẹo lồi, sẹo lõm.

IV/ Phương pháp điều trị mụn quai hàm hiệu quả

Hiện nay, trên thị trường có nhiều phương pháp điều trị mụn quai hàm khác nhau, dưới đây là một số phương pháp điều trị mụn phổ biến.

mụn quai hàm

Bài viết liên quan: trị mụn ở mông

Điều trị mụn quai hàm không cần đơn thuốc

  • Với phương pháp này, bạn nên sử dụng sữa rửa mặt có chứa benzoyl Peroxide và axit salicylic để loại bỏ sợi bã nhờn, bụi bẩn trong lỗ chân lông. Đồng thời còn giúp làm dịu da, loại bỏ vết thâm, chống oxy hóa.
  • Để có thể duy trì hoạt động luận chuyển tế bào, ngăn chặn bít tắc cổ nang lông thì phải sử dụng retinol. Tuy nhiên, bạn cần phải có chế độ sử dụng phù hợp với chất này rất dễ gây kích ứng cho da.

Điều trị không dùng thuốc

Với phương pháp điều trị này sẽ có các liệu trình sau:

  • Sử dụng liệu pháp laser và ánh sáng.
  • Nặn mụn trứng cá.
  • Thay da bằng hóa chất.

Điều trị mụn quai hàm theo hướng dẫn của bác sĩ

Để đạt hiệu quả trị mụn tốt nhất, bạn nên thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị mụn kịp thời. Cụ thể:

  • Điều trị mụn tại chỗ: Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc, các sản phẩm bôi trực tiếp lên da.
  • Điều trị bằng đường uống: Cụ thể các bác sĩ sẽ kê cho bạn uống thuốc kháng sinh trong vài tháng tùy vào tình trạng mụn.
  • Dẫn xuất vitamin A, mang lại hiệu quả cao khi điều trị mụn trứng cá.
  • Thuốc điều chỉnh nội tiết giúp điều chỉnh nồng độ nội tiết của cơ thể, từ đó cải thiện tình trạng mụn quai hàm. Cần phải uống theo chỉ định của bác sĩ.

V/ Những lưu ý khi trị mụn quai hàm

Khi điều trị mụn quai hàm, bạn cần phải biết đến những lưu ý này để có biện pháp điều trị đúng đắn, hiệu quả nhất:

mụn quai hàm

Bài viết cùng chủ đề: Liệu trình trị mụn

  • Các phương pháp điều trị mụn tiêu chuẩn không phù hợp với điều trị mụn quai hàm. Trên thực tế, thuốc bôi hiếm có hiệu quả khi điều trị mụn quai hàm do nội tiết, thuốc kháng sinh cũng chỉ có hiệu quả trong thời gian đầu.
  • So với các vị trí khác, mụn ở quai hàm thường có yếu tố viêm nặng hơn nên khó điều trị hơn, đặc biệt là khi trường hợp mụn nghiêm trọng. Không những thế, một số trường hợp còn để lại nang lông, sẹo rỗ. Chính vì vậy, các bác sĩ thường sẽ xét nghiệm máu để xem xét sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể bệnh nhân.

VI/ Những loại thực phẩm hỗ trợ giảm mụn quai hàm hiệu quả

Bên các các loại thuốc bôi và thuốc uống cũng như phương pháp điều trị bằng công nghệ tiên tiến thì việc bổ sung các loại thực phẩm có lợi cũng giúp giảm tình trạng mụn ở quai hàm. Theo các chuyên gia, để điều trị mụn quai hàm, bạn cần bổ sung các nhóm thực phẩm sau:

Nguồn ảnh internet

Bài viết tham khảo: Mụn thịt ở cổ dư

  • Bổ sung vitamin B bằng cách ăn nhiều các loại thực phẩm như khoai lang, rau xanh đậm, khao mỡ, … để cân bằng nội tiết tố.
  • Các loại omega-3 cũng cần bổ sung bởi nó có chức năng quan trọng đối với tế bào, . Bạn nên bổ sung các loại omega-3 có sẵn trong tự nhiên như hạt lanh, hạt chia, cá tự nhiên, quả óc chó, động vật ăn cỏ, … Đồng thời, bạn cũng nên tránh xa các loại thực phẩm chứa omega-6 như bắp, cải dầu, đậu tương, hướng dương, đậu phộng, …
  • Ăn nhiều rau xanh để chống lại sự gia tăng hormone
  • Ăn các loại chất béo lành mạnh như cá thu, cá hồi, bơ, dầu oliu, …

Nguồn ảnh internet

VII/ Địa chỉ điều trị mụn quai hàm uy tín, chất lượng tại thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ điều trị mụn khác nhau khiến bạn băn khoăn không biết nên lựa chọn cơ sở nào. Vậy Bống Spa sẽ là một địa chỉ điều trị mụn quai hàm tuyệt vời dành cho bạn. Nơi đây luôn được khách hàng đánh giá cao, tin tưởng lựa chọn vì:

Có thể bạn quan tâm: Mụn thịt ở ngực

  • Là cơ sở thẩm mỹ, làm đẹp được cấp phép của Bộ Y Tế nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng.
  • Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn trong điều trị mụn nội tiết.
  • Ứng dụng công nghệ điều trị mụn tiên tiến, hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại nên mang lại hiệu quả điều trị mụn cao.
  • Quy trình điều trị mụn đạt chuẩn y khoa, tất cả các dụng cụ đều được vệ sinh, sát trùng hiệu quả.
  • Giá thành rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về mụn quai hàm, nguyên nhân cũng như cách thức điều trị hiệu quả. Nếu bạn đang còn bất kỳ thắc mắc nào muốn được giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhé!

5/5 - (2 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm:

Nên cấy mỡ tự thân hay tiêm filler tốt hơn?

“Nên cấy mỡ tự thân hay tiêm Filler hơn?” – Câu [...]

Tiêm filler bị bầm phải làm sao? Nguyên nhân và 6 cách khắc phục

Tiêm Filler là phương pháp thẩm mỹ được nhiều người ưa [...]

Tiêm filler có hại về sau không? 8 tác dụng phụ thường gặp nếu gặp “lang băm”

Thị trường thẩm mỹ ngày càng phát triển với vô số [...]

Tiêm Filler sau 1 thời gian bị sưng phải làm sao?

Bạn từng gặp phải tình trạng sưng tấy khó chịu sau [...]

Tiêm filler giá bao nhiêu? Bảng giá tiêm Filler cập nhật mới nhất

Thị trường thẩm mỹ ngày càng nhộn nhịp, đi kèm bảng [...]

Tiêm tan Filler: Tất tần tật thông tin bạn cần biết

Bạn từng trải nghiệm tiêm Filler nhưng không ưng ý với [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0945.705.000