Nội Dung Chính
Lưng nổi mẩn đỏ là hiện tượng xuất hiện ở rất nhiều khách hàng. Điều này khiến bạn băn khoăn, không biết nên điều trị bằng cách nào? Đừng lo lắng, trong bài viết dưới đây chúng tôi đã cập nhật đầy đủ thông tin để bạn hiểu hơn về tình trạng lưng bị nổi mẩn đỏ, biện pháp phòng ngừa hiệu quả … Bạn hãy cùng Bống Spa tham khảo để hiểu rõ.
Nguồn ảnh internet
I/ Nguyên nhân xuất hiện những đốm mẩn đỏ trên lưng là gì?
Nguyên nhân gây ra tình trạng lưng nổi mụn đỏ thường là do các bệnh lý liên quan đến da hoặc bên trong cơ thể, đồng thời có thể do thói quen vệ sinh cơ thể không đúng cách. Chi tiết hơn:
Dấu hiệu nhận biết lưng bị nổi mẩn đỏ
Vậy dấu hiệu để biết được lưng bị nổi mẩn đỏ như thế nào? Trên thực tế, dấu hiệu nhận biết ở lưng bị nổi mẩn đỏ như:
- Da bị mẩn đỏ, hồng do mụn đẻ lại
- Da lưng xuất hiện mụn đầu trắng, không viêm với kích thước lớn
- Da lưng xuất hiện mụn đầu đen, không viêm
- Xuất hiện mụn nang nằm sâu dưới da
- Da lưng bị sần sùi với nhiều vết mụn cũng như thâm
Tình trạng nổi mẩn đỏ có thể xuất hiện sọc 2 vai, khắp lưng, sau gáy. Những mụn này có thể gây đau, phát triển rời rạc hoặc theo cụm.
Không vệ sinh kỹ vùng lưng
Ngoài nguyên nhân về bệnh lý, sự xuất hiện của các đốm mụn đỏ ở lưng cũng có thể do quá trình vệ sinh cơ thể không đúng cách. Việc không thường xuyên tẩy tế bào chết và tích tụ da chết cũng như bít tắc lỗ chân lông có thể dẫn đến mụn đỏ xuất hiện trên lưng.
Hơn nữa, thay đổi loại sữa tắm hoặc dầu gội cũng có thể giúp tránh tình trạng này, vì có thể thành phần của sản phẩm không phù hợp với vùng da lưng. Nếu sử dụng lâu dài, điều này có thể gây mất thẩm mỹ và dẫn đến mụn trên lưng.
II/ Những bệnh lý nào gây nên mẩn đỏ ở lưng?
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng khác nhau nhưng chủ yếu và phổ biến nhất là do các bệnh lý về da liễu gây nên. Sau đây sẽ là một số căn bệnh về da thường hay gặp cùng với dấu hiệu để nhận biết chúng:
Viêm nang lông ở lưng
Vùng lưng chứa nhiều tuyến mồ hôi nhất trên cơ thể, vì vậy nếu không vệ sinh đúng cách, da ở khu vực này dễ bị viêm nhiễm. Vi khuẩn thường tấn công các nang lông trên lưng, gây viêm và hình thành nốt mẩn đỏ. Viêm nang lông là nguyên nhân phổ biến nhất gây mẩn đỏ ngứa ở lưng, kèm theo cảm giác ngứa ngáy và châm chích. Nếu bị nặng, các nốt sần có thể chứa mủ trắng và lan rộng sang các vùng da khác trên lưng. Vùng da bị tổn thương có thể trở nên đau rát và khó chịu nếu không được điều trị kịp thời. Để tránh tình trạng này, cần vệ sinh vùng lưng đúng cách và điều trị ngay khi phát hiện các triệu chứng.
Nguồn ảnh internet
Lưng nổi mẩn đỏ ngứa là triệu chứng có thể gặp khi bị viêm nang lông
Các dấu hiệu khác của tình trạng viêm nang lông ở vùng lưng bao gồm cảm giác ngứa ngáy và châm chích thường xuyên. Trong trường hợp nặng, các nốt sần ở vùng lưng có thể chứa mủ trắng. Nếu không được xử lý kịp thời, các tổn thương này có thể lan rộng sang các vùng da khác trên lưng và gây đau rát và khó chịu cho vùng da bị tổn thương.
Bệnh Mề đay
Mề đay là một loại viêm da do dị ứng. Trong trường hợp này, hệ miễn dịch của bạn có thể bị kích thích mạnh và phản ứng chống lại các yếu tố dị nguyên bên trong và bên ngoài môi trường như phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn, hóa chất hoặc thậm chí cả những thành phần có trong thực phẩm.
Các triệu chứng của dị ứng có thể bao gồm nổi mẩn đỏ, các nốt sẩn phù màu trắng hoặc màu hồng xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Khi gãi, cơn ngứa sẽ trở nên nặng hơn. Ngoài ra, khi bị mề đay, bạn còn có thể gặp các triệu chứng khác như khó thở, sưng môi, lưỡi, miệng, đường thở, tiêu chảy, tụt huyết áp, cảm thấy mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, và mí mắt bị phù.
Nguồn ảnh internet
Bệnh Ghẻ
Khi phát hiện vùng lưng xuất hiện mẩn đỏ và ngứa mà không biết nguyên nhân gốc rễ, bệnh ghẻ là một trong những khả năng cần được cân nhắc. Bệnh này được gây ra bởi ký sinh trùng ghẻ cái Sarcoptes scabiei hominis, có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc chia sẻ vật dụng cá nhân với người bệnh. Khi tấn công cơ thể, ghẻ cái tạo ra các hầm dưới da để sống và phát triển, gây tổn thương da với các đường cong ngoằn ngoèo, nổi mẩn đỏ và mụn nước.
Khu vực da bị ảnh hưởng thường gây ngứa ngáy kinh khủng vào ban đêm, do ghẻ cái hoạt động tích cực và tiết ra độc tố. Những vùng da dễ bị bệnh ghẻ nhất là những khu vực khó vệ sinh sạch hoặc thường xuyên ẩm ướt như các kẽ tay chân, lưng, háng hoặc phía bên trong đầu gối. Khi sử dụng kim tiêm chích vào vị trí mẩn, có thể bắt được cả ghẻ cái bám trên đầu kim với màu xám hoặc đen.
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một bệnh lý có tính chất mãn tính và thường xuyên tái phát, gây ám ảnh cho nhiều người. Bệnh này có liên quan đến yếu tố di truyền và thường xảy ra ở những người có cơ địa hay dị ứng. Thường thấy những người bị viêm da cơ địa phát bệnh từ khi còn nhỏ và tình trạng này có thể kéo dài đến khi trưởng thành mà không hề khỏi. Viêm da cơ địa có thể gây tổn thương ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể và thường thấy nhiều nhất ở vùng lưng, bụng, tay và chân.
Nguồn ảnh internet
Khi bị viêm da cơ địa ở lưng, da thường xuất hiện những vết nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy dữ dội. Các dấu hiệu khác của bệnh có thể nhận biết được ở vùng lưng là: những vết nổi mẩn đỏ ngứa và cơn ngứa xuất hiện liên tục và tăng nặng hơn khi về đêm, gây mất ngủ cho người bệnh. Vùng da bị bệnh thường khô và dễ bị nứt nẻ, trầy xước, chảy máu hoặc nhiễm trùng lở loét do người bệnh gãi ngứa. Bệnh viêm da cơ địa có thể tái phát nhiều lần, làm cho da bị dày sừng và bong tróc.
Nhiễm Giun Sán
Nếu bạn sống trong môi trường bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với động vật thường xuyên, hoặc sử dụng nguồn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thì rất dễ bị nhiễm giun sán. Giun sán thường xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn và phát triển bằng cách tiêu thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn con người.
Nguồn ảnh internet
Tồn tại của giun sán và chất thải của chúng trong cơ thể có thể kích hoạt hệ miễn dịch và gây ra phản ứng dị ứng, đi kèm với nhiều triệu chứng khác nhau như mất cân, suy dinh dưỡng, cơ thể mệt mỏi, nổi mẩn đỏ ngứa trên lưng và nhiều vùng da khác, da khô ráp, ngứa ngáy dữ dội, tình trạng táo bón kéo dài, có thể gây sốt, đau tức ngực, đau nhức đầu, hơi thở gấp, buồn nôn, và da và vùng mắt bị tái nhợt.
Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là một bệnh lý của da do phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với các tác nhân gây dị ứng như chất gây dị ứng trong môi trường, thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm hoặc chất khác. Các triệu chứng của viêm da dị ứng bao gồm: da bị đỏ, ngứa, rát hoặc phát ban; vùng da bị sưng; da bị khô hoặc bong tróc.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây dị ứng, các triệu chứng có thể xuất hiện nhanh chóng hoặc sau một thời gian dài tiếp xúc với chất gây dị ứng. Điều trị của viêm da dị ứng thường bao gồm dùng thuốc kháng histamin, thuốc giảm ngứa và sử dụng kem dưỡng da để giúp làm dịu vùng da bị tổn thương. Nếu triệu chứng của viêm da dị ứng trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, cần đi khám và được chẩn đoán chính xác để có phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Rôm sảy vào mùa hè
Rôm sảy là một bệnh da liên quan đến việc da bị kích ứng hoặc tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi bị rôm sảy, da thường sẽ xuất hiện các đốm đỏ, mẩn ngứa và có thể có vảy hoặc vùng da bị sần sùi. Rôm sảy thường xảy ra ở vùng da ẩm ướt, thường là ở các khu vực gấp khúc, như ở lưng, dưới cánh tay, dưới ngực, ở đùi và bên trong đùi.
Nguồn ảnh internet
Đối với rôm sảy ở lưng, các triệu chứng thường bao gồm nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy dữ dội. Ngoài ra, các vết thương có thể lan rộng và kích thích các cơ thể nấm hoặc vi khuẩn khác tấn công. Để điều trị rôm sảy ở lưng, người bệnh nên giữ vùng da khô ráo và sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các chất kích thích, và sử dụng các loại thuốc hoặc kem chống ngứa và kháng viêm để giảm triệu chứng. Nếu triệu chứng không giảm sau vài ngày, nên tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa da liễu để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Lưng nổi mẩn đỏ ngứa do suy giảm chức năng gan
Những bệnh lý liên quan đến gan như viêm gan, cao men gan, xơ gan hay ung thư gan đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng đào thải độc tố của cơ quan này. Vì khi gan bị bệnh thì các độc tố sẽ tích tụ lại nhiều bên trong cơ thể không thoát ra được mà sẽ được đào thải phần lớn qua da. Hiện tượng này có thể gây tình trạng nổi mẩn đỏ ở lưng hay toàn thân khiến cho các cơn ngứa ngáy khó chịu xuất hiện.
Nguồn ảnh internet
Xem thêm : 4 cách trị MỤN LƯNG NAM GIỚI
Lưng nổi mẩn đỏ ngứa do các bệnh lý về gan
Người bị mắc bệnh lý về gan có thể có các triệu chứng như sau:
-
Cơ thể mệt mỏi
-
Vàng da, vàng mắt
-
Ăn uống không cảm thấy ngon miệng
-
Nước tiểu có màu vàng đậm
-
Thường xuyên đau nhức vùng ngực.
Bệnh suy thận
Cũng giống như gan thì thận cũng là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng đối với việc đào thải những độc tố cho cơ thể.
Nguồn ảnh internet
Chính vì thế mà khi chức năng thận bị suy yếu, các chất độc trong cơ thể không được đào thải hết ra ngoài mà tích tụ lại dưới da khiến nổi nhiều nốt sẩn đỏ nhỏ cùng với cơn ngứa ngáy cực kỳ khó chịu. Khi bị suy thận nặng thì có khả năng gây nổi mẩn toàn thân và cảm giác ngứa ngáy dữ dội.
Bên cạnh đó còn có các triue65 chứng sau khi mắc phải bệnh về thận:
-
Huyết áp tăng cao
-
Thường mất ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc
-
Thường xuyên cảm giác mót tiểu, đặc biệt là vào ban đêm
-
Cảm giác đau tim, tức ngực, khó thở
Lưng nổi mẩn đỏ ngứa do các bệnh lý về tuyến giáp
Khi trường hợp tuyến giáp gặp vấn đề thì lượng hormone sẽ được sản xuất ra ít hơn bình thường gây nên mất cân bằng nội tiết tố. Hiện tượng này xuất hiện có thể để lại nhiều hậu quả khôn tốt cho sức khỏe như là:
-
Chu kỳ kinh nguyệt không đều
-
Móng tay cứng dễ gãy
-
Tăng tiết mồ hôi trên da
-
Yếu sinh lý, suy giảm ham muốn trong tình dục
-
Toàn thân đau nhức
-
Hệ miễn dịch bị suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào da dễ dàng, gây nên nổi mẩn đỏ, ngứa da ở nhiều vị trí. Vùng da ở lưng là nơi chịu ảnh hưởng nhiều.
-
Da khô thô ráp, nhăn nheo không có sức sống
Bệnh chàm (eczema)
Eczema, hay còn được gọi là bệnh lý chàm da, cũng có thể là nguyên nhân của nổi mẩn đỏ ở lưng. Thường thì bệnh này phát triển nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Vùng da lưng bị ảnh hưởng sẽ xuất hiện các đốm mụn đỏ, ngứa ngáy và có nhiều nốt mụn nổi tập trung thành các đám kích thước không đều. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà còn gây cảm giác khó chịu, đau rát khi tiếp xúc.
Nguồn ảnh internet
Tại những giai đoạn cuối của bệnh chàm thì bề mặt nốt mụn sẽ dần khô lại và đóng vảy trên da. Quá trình bong ra sẽ để lại trên da một lớp da non màu hồng nhẵn bóng. Những tổn thương này cứ tái đi tái lại sẽ khiến làn da bị chai cộm, dễ nứt nẻ, liken hóa và dần trở nên tối màu, sần sùi.
Ngoài vùng lưng thì có nhiều vị trí khác cũng có thể xuất hiện bởi bệnh chàm như các là ngón tay chân, khuỷu tay, cẳng chân, cổ tay…
Bệnh Lichen phẳng
Bệnh lichen phẳng là một loại bệnh do sự rối loạn tự miễn có thể gây ảnh hưởng đến một hay nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, phổ biến thường gặp nhất là ở vị trí mắt cá chân, bụng, ngực, nếp gấp cẳng tay và cả vùng lưng.
Bệnh này gây nên những tổn thương trên bề mặt da là những mảng da bị sưng cứng, có màu tím, hồng hay nâu, nó căng bóng. Xuất hiện cùng với nó là các nốt mẩn đỏ. Chúng gây cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy dữ dội, khiến mất ngủ và dẫn đến bị suy nhược cơ thể.
Nguồn ảnh internet
Lưng nổi mẩn đỏ ngứa do bệnh Lichen phẳng
Đây là căn bệnh không chỉ ảnh hưởng đến bề mặt da mà nó còn gây tổn thương đến niêm mạc miệng, lưỡi, má, âm đạo, hậu môn, cổ tử cung…
Bệnh lý da liễu khác
Ngoài các nguyên nhân bệnh trên, vùng lưng cũng có thể xuất hiện các nốt mẩn đỏ do một số bệnh lý khác như nhiễm HIV, bệnh tiểu đường, bệnh lý về máu, rối loạn hormone. Vì vậy, để xác định chính xác nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.
Nhìn chung thì có rất nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn tồn tại mà có thể là nguyên nhân làm cho vùng lưng bị nổi mẩn đỏ ngứa. Tất cả những bệnh lý nêu trên nếu không được kiểm soát điều trị tốt kịp thời thì đều có khả năng khiến bệnh tiến triển nặng hơn theo thời gian, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sau. Và nếu không có kinh nghiệm chuyên môn thì thật sự rất khó để bạn có thể tự chẩn đoán chính xác được nguyên nhân gây hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa trên lưng tại nhà.
Chính vì lẽ đó mà khi gặp phải hiện tượng này bạn không nên không để ý đến mà cần phải nhanh chóng tìm đến các bệnh viện chuyên môn để có thể xét nghiệm và chẩn đoán chính xác căn bệnh, đây là bước cần thiết và quan trọng trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp chữa trị phù hợp nào.
III/ Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa ở vùng lưng
Dựa theo kết quả thăm khám kiểm tra và chẩn đoán bệnh thì bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị chính xác phù hợp đối với từng tình trạng bệnh nhân, liệu trình sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân làm họ bị tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng. Với trường hợp da bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy dữ dội hoặc có dấu hiệu của sự sưng, viêm, nhiễm trùng thì người bệnh sẽ được kê toa thuốc điều trị phù hợp.
Điều trị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng bằng thuốc tây
Theo đó sẽ thông qua mức độ ngứa và tổn thương cụ thể trên da của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc dưới đây sao cho phù hợp nhất:
Thuốc kháng histamin
Những loại thuốc kháng histamin có công dụng giảm cơn ngứa nhanh chóng. Nhưng mà loại thuốc này lại có thể gây nên cảm giác buồn ngủ, mất tập trung nên thường được chỉ định sử dụng vào ban đêm. Cần cẩn trọng khi chỉ định thuốc kháng histamin đối với các trường hợp phải lái xe hoặc những người phải làm những công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ.
Thuốc Corticoid
Nhờ vào công dụng có thể giảm viêm mạnh mà thuốc corticoid có khả năng giúp khắc phục tình trạng viêm nhiễm, nổi mẩn trên da cùng với xoa dịu cơn ngứa khó chịu ở lưng hiệu quả. Tuy nhiên thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khó lường như teo da, làm mỏng da, tăng huyết áp, khiến ứ nước,gây loãng xương… Vì thế mà bác sĩ thường sẽ chỉ định cho người bệnh dùng các thuốc này ở dạng bôi trong thời gian ngắn nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ phát tác dụng phụ của thuốc.
Nguồn ảnh internet
Xem thêm : Mụn nhọt ở lưng là bệnh gì ? 3 cách ngăn ngừa và điều trị
Để điều trị lưng nổi mẩn đỏ ngứa , dược sĩ , bác sĩ có thể chỉ định kem bôi kháng viêm và giảm ngứa
Thuốc corticoid để điều trị khi lưng nổi mẩn đỏ ngứa không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Bên cạnh đó có các loại thuốc chữa nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng khác có thể được chỉ định điều trị như:
-
Thuốc giảm đau
-
Acid salicylic
-
Kem bôi chứa chất làm mềm da
-
Thuốc diệt ghẻ
-
Thuốc kháng sinh
Để có thể đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, tránh xảy ra hệ lụy thì người bệnh nên tuân thủ áp dụng thuốc theo đúng đơn bác sĩ chỉ định. Cùng với đó rất cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc da tại nhà để nhanh chóng đánh bay được các triệu chứng khó chịu, dai dẳng này.
Cách chăm sóc da lưng bị nổi mẩn đỏ hiệu quả tại nhà
Khi da lưng bị nổi mẩn đỏ, phải chăm sóc như thế nào cho đúng. Theo chuyên gia, bạn có thể sử dụng các sản phẩm có thành phần giống với điều trị mụn trên mặt như: benzoyl peroxide, axit salicylic, … để loại bỏ mụn lưng hiệu quả. Đồng thời, bạn phải luôn đảm bảo vùng da lưng được sạch sẽ, thoáng mát.
Bên cạnh đó, bạn hãy thường xuyên tập luyện thể dục, giặt quần áo thường xuyên cũng như thay quần áo khô để đảm bảo an toàn, không cho vi khuẩn tích tụ trên da. Sau đó, bạn vẫn tiếp tục sử dụng những sản phẩm chăm sóc da an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tình trạng mẩn đỏ quá nặng thì bạn cần phải đến trực tiếp bác sĩ để được tư vấn.
Không những thế, để giúp loại bỏ mẩn đỏ hiệu quả, các bác sĩ khuyên rằng:
- Bạn phải làm sạch da lưng một cách nhẹ nhàng, không để tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn
- Không được sử dụng những sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh để làm sạch da lưng khi đang bị mẩn đỏ
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc da có thành phần an toàn, không gây kích ứng cho da
- Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, tránh tia UV cũng như bụi bẩn
- Thường xuyên thay ga giường, vỏ gối thường xuyên.
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm chăm sóc da gốc dầu
Điều trị mụn bằng bằng công nghê Balancing Skin
ANCHEE CLINIC điều trị mụn thâm lưng bằng công nghệ Balancing Skin chính là sự kết hợp giữa công nghệ Green Laser với ánh sáng sinh học Biolight và Oxy Tươi. Trong công nghệ Balancing Skin tạo nên những hiệu quả đặc trị mụn và thâm hiệu quả vượt trội, ngay cả các trường hợp mụn khó điều trị như mụn mủ, mụn viêm, mụn bọc, mụn nang lông…
Xem thêm : Spa trị mụn lưng giá bao nhiêu tiền ?
Theo đó thì Balancing Skin là công nghệ điều chỉnh tần số các loại ánh sáng để tác động sâu vào bên trong tế bào da đang bị hư tổn, tác dụng tiêu diệt mụn, hỗ trợ quá trình điều trị thâm và sẹo, bên cạnh đó còn có tác dụng làm sạch sâu cho làn da, khả năng làm mờ sắc tố melanin giúp da trở nên trắng sáng và đều màu hơn.
Công nghệ điều trị mụn lưng Balancing Skin tại Bống Spa tự hào khi chính là một trong số ít những công nghệ có thể vượt qua được sự kiểm định khắt khe của FDA Hoa Kỳ về độ an toàn và hiệu quả mà nó mang lại trong điều trị mụn.
IV/ Các biện pháp phòng ngừa lưng nổi mẩn đỏ
Để ngăn ngừa tình trạng da lưng xuất hiện mẩn đỏ, bạn cần phải có những biện pháp sau:
- Tắm rửa, tẩy tế bào chết thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, da chết tích tụ trên da. Trong quá trình tắm không được sử dụng nước quá nóng. Đồng thời không được kỳ cọ mạnh để không làm tổn thương len da.
- Thoa kem dưỡng ẩm cho da lưng thường xuyên để không gây khô da, kích ứng
- Hạn chế gãi, cào để không gây tổn tương cho da
- Mặc quần áo rộng rãi và thoải mái
- Giặt quần áo thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn không gây kích ứng da
- Chườm lạnh cho vùng da lưng bị ngứa
- Ngủ nghỉ đúng giờ và thường xuyên tập thể dục
- Chế độ ăn khoa học, bổ sung nhiều rau xanh, củ quả để hạn chế nóng trong gây nổi mụn.
- Sử dụng các loại sữa tắm an toàn, lành tính để không gây kích ứng cho da.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng lưng nổi mẩn đỏ? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Bống Spa để được giải đáp cụ thể hơn nhé!
Lưu ý
Các bài viết của Bống Spa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm:
Tiêm môi dày: Tất tần tật thông tin bạn cần biết
Bạn ao ước sở hữu đôi môi dày dặn, căng mọng như những minh tinh...
Tiêm môi hạt đậu: Mọi thông tin bạn cần biết trước khi làm
Bạn đang khao khát sở hữu đôi môi căng mọng, ngọt ngào như những nữ...
Tiêm môi dáng thuyền đắm: Mọi thông tin bạn cần biết
Bạn đã từng thử qua vô số phương pháp làm đẹp môi nhưng hiệu quả...
Tiêm môi cánh én: Hình ảnh và Mọi thông tin bạn cần biết
Trải nghiệm với tiêm môi cánh én, bạn sẽ không còn phải e dè với...
Tiêm môi Cherry: Tất tần tật mọi thông tin bạn cần biết
Bạn lo lắng vì đôi môi mỏng, kém sắc khiến nụ cười trở nên thiếu...
Tiêm môi trái tim: Mọi thông tin các “nàng” cần biết
Tiêm môi trái tim – phương pháp thẩm mỹ đang “làm mưa làm gió” trong thời...