Nội Dung Chính
Da nổi đốm đỏ không ngứa là tình trạng phổ biến dễ gặp ở khá nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng biết nguyên nhân gây ra các đốm đỏ này. Cso một số nguyên nhân không đáng ngại, tuy nhiên cũng có thể đây là cảnh báo bạn đang gặp phải những vấn đề sức khỏe đáng chú ý.
Nguồn ảnh internet
Vậy những đốm đỏ không ngứa nổi trên da là do nguyên nhân gì? Chúng có thể là dấu hiệu của những bệnh gì? Hãy cùng Bống Spa tham khảo những thông tin trong bài viết sau để hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.
Da gặp tình trạng nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa gây mất thẩm mỹ
Xem thêm : 4 Tác Hại Của Lăn Kim Bạn Cần Phải Biết
I/ Tổng hợp 15 nguyên nhân gây ra tình trạng da nổi đốm đỏ không ngứa ngứa
1. Da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa nguyên nhân vì giãn mạch máu
Để kiểm tra xem bạn có gặp trường hợp giãn mạch máu hay không vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần dùng tay của mình ấn vào những nốt nổi mẩn đỏ lúc này những nốt này sẽ biến mất. Tuy nhiên bạn chỉ cần bỏ tay mình ra thì những nốt mẩn đỏ này lại xuất hiện trở lại.
Nguồn ảnh internet
Khi bạn gặp phải trường hợp nói trên có nghĩa là da của bạn đang bị viêm do các phản ứng của cơ thể đối với môi trường ô nhiễm. Ngoài ra nguyên nhân cũng có thể do bị muỗi đốt hay là do cơ thể thiếu hụt các vitamin cần thiết hoặc các chấn thương tạo nên.
2. Da bị nổi những mẩn đỏ do sự xâm nhập của các virus siêu vi
Những virus siêu vi cũng là một trong các nguyên nhân làm da bị tình trạng mẩn đỏ nhưng lại không gây ngứa ngáy. Khi cơ thể mắc phải loại virus này, biểu hiện đầu tiên là cơ thể sẽ nóng, sốt, toàn thân mệt mỏi. Khi hạ sốt trên da lại bắt đầu xuất hiện những mẩn đỏ tuy nhiên chúng lại không ngứa.
Khi da xuất hiện tình trạng nói những mẩn đỏ nhưng không ngứa thì bạn cũng không nên quá lo lắng và hoảng sợ. Việc đầu tiên bạn nên làm là phải phân biệt được tình trạng này là nổi mẩn đỏ do virus hay không bằng cách ấn mạnh tay vào các nút đỏ sau đó buông nhanh ra, nếu khi buông ra các nốt đỏ trên tay đều biến mất là tình trạng nổi mẩn đỏ do virus xâm nhập. Những vết đỏ này sẽ nhanh chóng biến mất trong khoảng 8-10 ngày, tùy theo cơ địa mỗi người.
Tình trạng nổi mẩn đỏ trên da
3. Nổi mẩn đỏ trên da do tình trạng viêm mao mạch dị ứng
Sẽ là một tin buồn dành cho bạn nếu trên da xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa và nguyên nhân từ các bệnh viêm mao mạch dị ứng. Đối với bệnh này sẽ gây ra rất nhiều những tác động xấu cho cơ thể dẫn đến tình trạng liên quan đến da, thận, ruột, khớp… Để biết da mình có phải là nổi mẩn đỏ do viêm mau mạch dị ứng hay không thường sẽ quan sát các nốt đỏ xuất hiện trên da, chúng có thể xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau trên khắp cơ thể. Những nốt đỏ này không gây ngứa tuy nhiên nếu không được chữa trị chúng sẽ gây ra nhiều bệnh không tốt cho sức khỏe của bạn.
4. Nổi mề đay cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa
Nhiều người có tình trạng da bị mẩn đỏ nhưng không ngứa cũng là một nguyên nhân phổ biến do da nổi mề đay. Khi bạn bị nổi mề đay bệnh này sẽ làm cho da của bạn bị sưng đỏ và có thể lan đi khắp cơ thể. Những nốt đỏ này đa phần là không ngứa tuy nhiên có một số tình trạng vẫn gây ngứa nhẹ. Nổi mề đay là một bệnh không nguy hiểm tuy nhiên nó lại mang cảm giác khó chịu và có thể gây tái phát về sau.
Nguồn ảnh internet
5. DO BỆNH ZONA
Zona là một căn bệnh do sự xâm nhập của các virus gây ra. Các loại virus này sẽ làm cho bạn bị các tình trạng như nhiễm trùng da, trên da xuất hiện các nốt mụn nước hoặc dịch lỏng, các nốt mụn này có thể gây ngứa ngáy hoặc không ngứa tùy theo cơ địa tuy nhiên rất khó chịu khi mắc phải. Các nút đỏ này xuất hiện ở khắp cơ thể ngay cả với những vùng nhạy cảm như mắt, mặt. Tùy theo tình trạng bệnh mà mỗi người sẽ có các triệu chứng đau nhiều hoặc đau ít.
6. Vết bớt bẩm sinh
Ở nhiều cơ địa khác nhau từ khi sinh ra trên da đã xuất hiện các vết bớt có màu sắc khác nhau như đỏ hoặc xám. Nguyên nhân gây ra tình trạng xuất hiện các vết bớt trên da là do sự hoạt động của các mau mạch máu không bình thường.
7. Do tình trạng ban xuất huyết
Nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ trên da nhưng không ngứa có thể do bệnh ban xuất huyết. Hiện trạng này sẽ xảy ra khi các hồng cầu trong các màu mạch máu thoát ra bên ngoài, thậm chí là tràn qua các khu vực khác của da. Ban xuất huyết khá đơn giản để nhận biết, trên da của bạn khi xuất hiện các chấm đỏ trong, không gây ngứa hoặc các mảng xuất huyết này có hình thái vết lằn thì đó là hiện trạng ban xuất huyết
Khi xuất hiện tình trạng này bạn cũng không cần phải quá lo lắng bởi bệnh này không quá nghiêm trọng đối với cơ thể. Bệnh này chỉ ảnh hưởng một phần đến thẩm mỹ của người bệnh và nếu biết cách chữa trị đúng cách thì sau vài ngày chúng sẽ biến mất và không để lại di chứng gì.
Da nổi mẩn đỏ do da bị tình trạng ban xuất huyết
8. Do u xơ da gây ra
U xơ da được xem là một loại rối loạn dưới da, khi các mô da hoạt động quá sức, sẽ tạo nên các khối u lành tính xuất hiện ở dưới da. Bình thường khi gặp tình trạng u xơ da thì các nốt mẩn đỏ sẽ có màu nâu hoặc màu hồng có kích thước lớn hoặc nhỏ khác nhau
Đối với những nốt mẩn đỏ này khi bạn không đụng vào sẽ không gây tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Những nốt đỏ này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng thông thường chúng xuất hiện ở chân nhiều nhất
9. Da nổi đốm đỏ không ngứa nguyên nhân do tình trạng vẩy phấn hồng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ nhưng không gây ngứa có thể do da gặp tình trạng vẩy phấn hồng. Đây cũng là một tình trạng nổi mẩn đỏ do virus xâm nhập vào da. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi gặp tình trạng phải phấn hồng trên da là khi da xuất hiện các mảng màu đỏ hoặc hồng, tuy nhiên chúng lại không gây ngứa ngáy. Tại những khu vực bị nổi mẩn đỏ trên da sẽ xuất hiện vảy gây tình trạng bong tróc và thậm chí là gây sần sùi và mất thẩm mỹ trầm trọng. Diễn biến của bệnh này thường sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian từ 1-3 tháng.
Da gặp tình trạng vẩy phấn hồng
10. Do tình trạng phát ban nếp gấp
Bệnh này sẽ thường xuất hiện tại những vùng có nhiều nếp gấp trên cơ thể như vùng nách, vùng dưới ngực, bộ phận sinh dục theo như đúng tên gọi của nó. Hầu hết những người dễ mắc tình trạng phát ban nếp gấp sẽ là những người béo phì, thừa cân. Những khu vực có nhiều nếp gấp thường có độ ẩm cao và đặc biệt rất dễ ma sát vì thế nên tình trạng này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
11. Nguyên nhân do nhiệt
Về những mùa như mùa hè, trời nắng gắt, lúc này khi hoạt động mồ hôi sẽ tiết ra rất nhiều, một lượng mồ hôi sẽ bị mắc kẹt ở trong các lỗ chân lông gây ra tình trạng cơ thể nóng lên và xuất hiện hiện tượng phát ban do nhiệt. Biểu hiện dễ thấy nhất của bệnh này là các nốt phát ban sưng đỏ xuất hiện ở trên da. Những nốt phát ban này thường không gây ngứa ngáy tuy nhiên một số trường hợp cơ địa dễ mẫn cảm thì có thể ngứa nhẹ.
12. Do ung thư da
Khi trên da của bạn xuất hiện những nốt mẩn đỏ như những nốt ruồi son tuy nhiên chúng lại không gây ra những cảm giác ngứa, khó chịu thì rất có thể đây là dấu hiệu của căn bệnh ung thư da. Theo thời gian các nốt đỏ này sẽ xuất hiện càng ngày càng nhiều trên cơ thể tuy nhiên chúng lại không gây cảm giác ngứa ngáy vì thế nhiều người lầm tưởng đây là một biểu hiện vô cùng bình thường và không chữa trị.
Khi trên da xuất hiện những biểu hiện này thì người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám ngay, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời nhanh chóng nhất. Điều trị càng sớm càng tốt để không gây những nguy hại về sau.
Nổi mẩn đỏ trên da do ung thư da gây nên
13. Nguyên nhân do bệnh dày sừng nang lông
Bệnh dày sừng nang lông xuất hiện khi trên bề mặt da tích tụ quá nhiều keratin làm cho các lỗ chân lông bị bít tắc và gây nên tình trạng trên da xuất hiện các nốt đỏ sần sùi và dày đặc trên bề mặt da. Đây được xem là một căn bệnh mãn tính và đặc biệt hơn chúng có thể di truyền, tuy nhiên lại không gây nguy hại quá nhiều đến sức khỏe của người mắc bệnh. Tuy vậy trên da xuất hiện quá nhiều các nốt đỏ sần sùi sẽ làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng của làn da. Vì thế khi gặp tình trạng này bạn nên đến bác sĩ để chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp nhất để mau chóng khỏi bệnh.
14. Mắc bệnh lang ben
Khi người bệnh mắc bệnh lang ben trên da cũng thường hay xuất hiện những nốt mẩn đỏ và không gây ngứa. Đây được xem là một bệnh da liễu do các vi khuẩn và nấm trên bề mặt da gây ra. Khi chúng xâm nhập vào trong da, nấm sẽ gây hiện tượng lang ben phát triển và làm thay đổi các sắc tố dưới da chuyển thành màu đỏ. Bình thường những người mắc bệnh lang ben sẽ không có cảm giác ngứa ngáy và chúng không gây nguy hiểm đặc biệt đến sức khỏe và tính mạng.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem điều trị lang ben mà người bệnh có thể sử dụng để điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên nếu muốn chắc chắn hơn bạn nên tìm đến các bác sĩ để được tư vấn và sử dụng các loại thuốc phù hợp nhất đối với làn da của mình.
Da bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa có thể do bệnh lang ben gây ra
15. Nguyên nhân do bệnh Lupus ban đỏ gây ra
Lupus là một bệnh vô cùng nguy hiểm, chúng xảy ra khi hệ miễn dịch của bạn bị rối loạn và tình trạng chống lại các cơ quan phía bên trong của cơ thể. Biểu hiện thường gặp nhất của căn bệnh này là sự xuất hiện của các nốt ban đỏ, sần sùi trên da. Bên cạnh đó bệnh này còn gây ra tình trạng sốt, mệt mỏi, sụt cân và khiến cơ thể suy nhiều trầm trọng.
Lupus ban đỏ gây ra những tổn thương vô cùng nặng đến hệ thần kinh và hệ tuần hoàn, thậm chí căn bệnh này còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị để chữa căn bệnh này, tuy nhiên vẫn có những cách để kiểm soát tình trạng để bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn. Khi gặp dấu hiệu này bạn nên tìm đến các bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất và có cách điều trị hợp lý và nhanh chóng.
Xem thêm : Da bị tăng sắc tố sau lăn kim và 2 cách điều trị
16. Những yếu tố gây khác gây ra vấn đề da nổi đốm đỏ không ngứa
Một số yếu tố dưới đây có thể khiến cho làn da của bạn bị nổi các đốm đỏ không ngứa, cụ thể như:
- Tuổi tác: Ở những người lớn tuổi thường dễ gặp phải vấn đề nổi đốm đỏ không ngứa trên da hơn.
- Giới tính: Phụ nữ thường sẽ có nguy cơ mắc phải vấn đề này cao hơn so với nam giới.
- Tiền sử gia đình: Nếu như thành viên trong gia đình đã từng mắc phải tình trạng này thì nguy cơ bạn sẽ bị nổi các đốm đỏ không ngứa trên da cao hơn.
- Bệnh lý nền: Các bệnh lý nền như bệnh tuyến giáp, lupus ban đỏ, bệnh tiểu đường,… có thể khiến cho da dễ bị nổi những đốm đỏ không ngứa.
- Tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng: Một số tác nhân gây dị ứng như lông thú, phấn hoa,,… có thể khiến bạn gặp phải tình trạng nổi đốm đỏ không ngứa trên da.
II/ Một số phương pháp giúp giảm các mẩn đỏ bằng các nguyên liệu tự nhiên
1. Chườm lạnh
Nguồn ảnh internet
Chườm lạnh có thể làm giảm đi tình trạng da bị mẩn đỏ
Chườm đá được xem là một phương pháp chăm sóc da rất phổ biến hiện nay với công dụng làm giảm nhanh đi các kích ứng, mẩn đỏ trên các vùng da trên cơ thể. Đá sẽ gây ra co thắt các động mạch máu, kích thích cho sự tuần hoàn của máu lưu thông, đồng thời giúp làm dịu nhẹ làn da bị kích ứng và các mẩn đỏ.
Cách thực hiện:
-
Vệ sinh vùng da bị nổi mẩn đỏ và bị kích ứng bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ đi các bụi bẩn bám trên da
-
Cho vài viên đá vào trong túi vải hoặc khăn chườm chuyên dụng, sau đó chườm lên làn da khoảng 3 phút mỗi lần.
-
Sau khi thực hiện chườm đá bạn lau lại làn da nhẹ nhàng sau đó sử dụng kết hợp các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất
2. Kết hợp giữa bột yến mạch và sữa chua không đường
Khi kết hợp bột yến mạch và sữa chua không đường sẽ giúp cho làn da được cải thiện nhanh chóng khi xuất hiện các mẩn đỏ trên da. Đây là một phương pháp tự nhiên và mang lại hiệu quả cao.
Nguồn ảnh internet
Cách thực hiện:
-
Nguyên liệu gồm có 2 thìa bột yến mạch và nửa thìa sữa chua không đường.
-
Cho yến mạch vào nước ấm ngâm trong khoảng 10 phút sau đó vớt ra và lấy phần cặn ở dưới đáy chén.
-
Sau khi đã có hỗn hợp yến mạch, cho sữa chua không đường vào và trộn đều cho đến khi hỗn hợp tạo thành một dạng sệt sánh
-
Vệ sinh vùng da cần điều trị bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để lấy bớt bụi bẩn trên da. Dùng khăn lau nhẹ nhàng da khô thoáng.
-
Lấy hỗn hợp vừa được tạo thành đắp trực tiếp lên mặt hoặc vùng da cần điều trị trong khoảng 20 phút đến khi hỗn hợp khô dần.
-
Rửa mặt lại bằng nước sạch và để mặt khô tự nhiên.
-
Phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất khi sử dụng 2 – 3 lần/ tuần. Các tình trạng nổi mẩn đỏ trên da, kích ứng da sẽ thuyên giảm rõ rệt và trả lại cho bạn một làn da sáng bóng và khỏe mạnh.
3. Đậu xanh
Nguồn ảnh internet
Đậu xanh cũng có công dụng giúp giảm các mẩn đỏ trên da.
Đậu xanh có công dụng trong việc nuôi dưỡng và khắc phục những khuyết điểm trên bề mặt da một cách tuyệt vời. Trong đậu xanh có chứa hàm lượng mangan rất tốt cho quá trình chống lão hóa và phục hồi làn da bị tổn thương.
Cách thực hiện:
-
Đun sôi đậu xanh cho đến khi hạt đậu xanh chín nhừ ra
-
Đợi khi đậu xanh nguội thì bỏ vào máy và xay thật nhuyễn tạo thành một hỗn hợp đặc sánh.
-
Vệ sinh vùng da cần điều trị trước khi đắp trực tiếp hỗn hợp lên da. Để hỗn hợp trên da trong khoảng 20 phút giúp các dưỡng chất thấm sâu vào trong da.
-
Rửa mặt sạch sẽ lại bằng nước sạch, lau khô nhẹ nhàng.
4. Thoa gel nha đam (lô hội)
Từ trước đến nay nha đam được xem là một trong những nguyên liệu vô cùng quen thuộc trong làm đẹp. Trong nha đam có chứa rất nhiều các thành phần giúp kháng viêm, đặc biệt là cải thiện cho làn da bị kích ứng, mẩn đỏ. Bên cạnh đó nha đang còn chứa hàm lượng vitamin E giúp cung cấp cho da độ ẩm và giúp làn da khỏe mạnh trắng sáng.
Cách thực hiện:
-
Nha đam khi mua về rửa sạch lá và gọt đi phần vỏ dày bên ngoài chỉ lấy ruột bên trong. Cắt lá nha đam thành từng đoạn nhỏ.
-
Cho phần nha đam vừa được cắt nhỏ vào trong máy sinh tố và xay thật nhuyễn.
-
Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị kích ứng và mẩn đỏ bằng nước mát hoặc nước muối sinh lý, lau khô nhẹ nhàng.
-
Nha đam được say tạo thành một hỗn hợp sánh lỏng, thoa trực tiếp hỗn hợp này lên da và thư giãn trong vòng 20 phút. Sau đó rửa sạch lại với nước.
-
Phương pháp điều trị này mang lại hiệu quả tốt nhất khi sử dụng 2 – 3 lần/ tuần. Nó sẽ giúp cho làn da của bạn được cải thiện rất nhiều.
Xem thêm : Những biểu hiện sau khi lăn kim và [3 Lưu Ý về chăm sóc da]
III/ Biện pháp phòng ngừa vấn đề da nổi đốm đỏ không ngứa
Để có thể phòng ngừa tình trạng nổi đốm đỏ không ngứa trên da bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây.
- Tránh để cho da tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng.
- Khi ra ngoài nên dùng kem chống nắng để tránh cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Vệ sinh hằng ngày để giữ làn da luôn được sạch sẽ.
- Ăn uống theo chế độ khoa học, lành mạnh.
- Ngủ đủ giấc mỗi ngày.
Hy vọng qua những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách đề phòng tình trạng da nổi đốm đỏ không ngứa. Nếu thấy thông tin mà Bống Spa đã cung cấp hữu ích các bạn hãy chia sẻ để nhiều người cùng biết nhé.
Lưu ý
Các bài viết của Bống Spa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm:
Tiêm môi dày: Tất tần tật thông tin bạn cần biết
Bạn ao ước sở hữu đôi môi dày dặn, căng mọng như những minh tinh...
Tiêm môi hạt đậu: Mọi thông tin bạn cần biết trước khi làm
Bạn đang khao khát sở hữu đôi môi căng mọng, ngọt ngào như những nữ...
Tiêm môi dáng thuyền đắm: Mọi thông tin bạn cần biết
Bạn đã từng thử qua vô số phương pháp làm đẹp môi nhưng hiệu quả...
Tiêm môi cánh én: Hình ảnh và Mọi thông tin bạn cần biết
Trải nghiệm với tiêm môi cánh én, bạn sẽ không còn phải e dè với...
Tiêm môi Cherry: Tất tần tật mọi thông tin bạn cần biết
Bạn lo lắng vì đôi môi mỏng, kém sắc khiến nụ cười trở nên thiếu...
Tiêm môi trái tim: Mọi thông tin các “nàng” cần biết
Tiêm môi trái tim – phương pháp thẩm mỹ đang “làm mưa làm gió” trong thời...