Nội Dung Chính
Có thể bạn đã thử qua vô số sản phẩm, phương pháp trị mụn cóc khác nhau nhưng cũng không ít lần bị thất vọng vì hiệu quả không như mong đợi. Điều này có thể xuất phát từ sự nôn nóng khi bạn muốn muốn những nốt mụn đáng ghét nhanh chóng biến mất. Thật ra, không phải lúc nào những phương pháp phức tạp và mất nhiều thời gian cũng phát huy tác dụng. Đôi khi những bí quyết đơn giản và tự nhiên cũng có thể mang lại hiệu quả bất ngờ.
Bạn có thể bắt đầu bằng việc thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đừng quên áp dụng những cách trị mụn cóc mà Bống Spa giới thiệu dưới đây để sớm lấy lại làn da căng mịn, khỏe đẹp nhé!
I/ Mụn cóc là gì?
Mụn cóc là những đốm nhỏ sần sùi xuất hiện trên da, thường là ở vùng tay và chân. Dù mụn cóc không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe nhưng nó vẫn gây mất thẩm mỹ và tạo ra một số cảm giác khó chịu khi tiếp xúc. Mụn cóc cũng có thể lây lan dễ dàng, thậm chí có thể xuất hiện ở vị trí khác trên da theo cụm hoặc nhóm. Tuy nhiên, sau một thời gian, mụn cóc có thể tự phục hồi mà không cần điều trị.
II/ Nguyên nhân khiến mụn cóc xuất hiện là gì?
Nguyên nhân phổ biến gây nên mụn là do virus HPV một số loại vi khuẩn vi rút khác. Chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương nhỏ, khi da tiếp xúc với đất, những vết thương khi bạn cắn móng tay hay thậm chí là do vật nuôi cắn. Ngoài ra, mụn cóc có thể phát sinh do hệ miễn dịch yếu hay lối sống cá nhân không đảm bảo vệ sinh như: tay chân không được làm sạch, dùng chung các vật dụng cá nhân hoặc làn da tiếp xúc với đất…
III/ Cách trị mụn cóc đơn giản an toàn tại nhà
Sau một khoảng thời gian, những khối u mụn cóc sẽ tự biến mất mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mụn cóc lan rộng và phát triển sang nhiều vùng da khác nhau gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, để điều trị tận gốc mụn cóc, bạn có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên sau ngay tại nhà:
Sử dụng tỏi
Allicin là một loại chất kháng sinh thực vật chứa nhiều trong tỏi, có khả năng kháng vi khuẩn hiệu quả. Vì vậy, sử dụng tỏi là cách trị mụn cóc hiệu quả, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Chuẩn bị vài tép tỏi, rửa sạch và nghiền nhuyễn.
- Thoa trực tiếp dung dịch tỏi đã nhuyễn lên các nốt mụn.
- Để yên trong khoảng 2-3 giờ, sau đó rửa mặt bằng nước ấm.
Để đạt hiệu quả tốt, bạn nên thực hiện cách này mỗi ngày trong vòng 3 – 4 tuần.
Giấm táo
Sử dụng giấm táo pha loãng với nước là một trong những phương pháp đơn giản để điều trị mụn cóc tại nhà. Giấm táo chứa nhiều loại axit như axit malic, axit lactic, axit salicylic… có khả năng giảm sự phát triển của virus HPV và ngăn chặn sự lây lan của mụn cóc.
Khi tiếp xúc với axit trong giấm táo, da có thể bị kích ứng hoặc gặp nguy cơ bị bỏng hóa chất. Vì vậy, bạn nên pha loãng giấm táo cùng với nước theo tỷ lệ 2:1. Sau đó, bạn sử dụng bông tẩy trang thấm vào dung dịch đã pha và áp lên mụn cóc rồi băng bó trong khoảng 3-4 giờ trước khi tháo ra.
Để có kết quả tốt trong việc trị mụn cóc, bạn nên thoa giấm táo đều đặn mỗi ngày. Lưu ý, trong trường hợp da có vết thương hở, bạn tuyệt đối không nên sử dụng phương pháp này để điều trị mụn cóc.
Lá kinh giới
Lá kinh giới hay lá tía tô chứa các hợp chất như Limonene và Perillaldehyde có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của virus HPV. Để điều trị mụn cóc bằng lá kinh giới, bạn có thể làm theo cách sau:
- Chuẩn bị vài lá kinh giới đã rửa sạch, sau đó nghiền nhuyễn.
- Đắp lên các nốt mụn lượng lá nghiền và dùng gạc hoặc băng để cố định. Để tránh phần băng bó bị di chuyển, bạn nên thực hiện cách này vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Sáng hôm sau bạn chỉ cần tháo băng và rửa lại bằng nước sạch.
Vỏ chuối
Có thể nhiều người xem vỏ chuối là một phần thừa không hữu ích, nhưng bộ phận này lại chứa nhiều loại vitamin như B6, B12, magie, kali và đặc biệt là lutein có thể hỗ trợ điều trị mụn cóc hiệu quả. Để điều trị mụn cóc ngay tại nhà, bạn chỉ cần rửa qua mụn cóc bằng nước muối, sau đó nghiền nhuyễn phần vỏ chuối và đắp lên da qua đêm.
Chú ý, để giữ vỏ chuối cố định ở vị trí trên vết mụn cóc, bạn có thể sử dụng một miếng gạc hoặc quấn lại bằng khăn khô.
Ngâm nước nóng
Ngâm nước nóng là cách trị mụn cóc cực kỳ đơn giản và hiệu quả. Bạn có thể ngâm mụn cóc trong nước nóng để làm mềm mụn cóc, đồng thời chống lại virus và ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn cũng có thể thêm một chút giấm trắng hoặc muối tinh vào để tăng hiệu quả của việc điều trị mụn cóc tại nhà.
Gel lô hội
Ngoài các cách trên, bạn có thể sử dụng gel lô hội để thoa lên vùng da bị nổi mụn cóc hoặc sử dụng một miếng vải quấn quanh vùng da đó để giữ gel lô hội trong một giờ. Với cách này, bạn nên thực hiện liên tục cho đến khi thấy kết quả.
Lá húng quế
Trong lá cây húng quế chứa các hợp chất có khả năng tiêu diệt virus. Do đó bạn có thể sử dụng loại lá này để điều trị mụn cóc đơn giản tại nhà. Đầu tiên, bạn nghiền nhuyễn lá cây húng quế rồi pha thêm một ít nước và đắp lên mụn cóc. Bạn cần chú ý để thay lá húng quế mới khi đã khô. Thực hiện liên tục phương pháp này trong một tuần, bạn sẽ thấy các nốt mụn cóc nhỏ dần rồi bong ra và biến mất hoàn toàn.
IV/ Phương pháp trị mụn cóc bằng thuốc
Ngoài các phương pháp tự nhiên kể trên, bạn còn có thể điều trị nhanh chóng mụn cóc bằng các loại thuốc bôi tại chỗ dưới đây. Lưu ý, để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm, hãy tham khảo ý kiến và chỉ dẫn từ bác sĩ trước khi sử dụng:
Cantharidin
Cantharidin có khả năng gây tổn thương lớp thượng bì và loại bỏ nốt mụn cóc khỏi bề mặt da. Thuốc này được bác sĩ chỉ định sử dụng trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 tuần. Ngoài ra, Acid trichloracetic 80% có trong thuốc cũng có khả năng gây tổn thương da, do đó bạn có thể bôi thuốc này 4 lần mỗi tuần cho đến khi mụn khỏi.
Để tránh tác dụng phụ không mong muốn hoặc để lại sẹo, bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và cẩn thận để không bôi thuốc lên niêm mạc, các vùng da lành, gần mắt hoặc cơ quan sinh dục.
Acid Salicylic
Với nồng độ từ 5 đến 40%, Acid Salicylic có tác dụng tẩy lớp sừng của da, làm mỏng nốt mụn cóc. Trong quá trình sử dụng, bạn hãy bôi thuốc trực tiếp lên vị trí da bị mụn, nhưng tuyệt đối không bôi lên vùng da lành, mụn ruồi, niêm mạc hoặc vết sùi mào gà. Nếu vô tình để thuốc tiếp xúc với mắt, bạn cần rửa mắt ngay lập tức bằng nước sạch trong ít nhất 15 phút, sau đó hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý kịp thời.
Băng dính hoặc chất chứa axit salicylic
Trị mụn cóc bằng băng dính hoặc thuốc chứa axit salicylic tại nhà là phương pháp là khá an toàn. Tuy nhiên, nếu tình trạng mụn không cải thiện sau hai tuần, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.
Trường hợp trẻ em bị mụn cóc thì có thể không cần thiết phải điều trị vì mụn cóc thường tự biến mất. Tuy nhiên, nếu mụn cóc xuất hiện trên mặt hoặc các bộ phận sinh dục của trẻ gây đau đớn và lây lan sang các vị trí khác, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị.
V/ Phương pháp điều trị mụn cóc tại trung tâm y tế
Khi cơ thể bắt đầu xuất hiện mụn cóc và bạn lo lắng về điều đó, hãy tìm gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được khám và nhận tư vấn về các cách trị mụn cóc phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp chữa trị mụn cóc tại cơ sở y tế mà bạn có thể lựa chọn:
Phương pháp đốt điện
Điều trị mụn cóc bằng dòng điện cao tần thường được chỉ định cho các mụn nhỏ dưới 1cm và mọc ở vị trí khó điều trị. Để loại bỏ hoàn toàn nhân và rễ của mụn, bác sĩ sẽ thực hiện việc khuyết sâu vào mô da. Phương pháp này giúp ngăn chặn việc tái phát mụn nhưng yêu cầu chăm sóc tỉ mỉ để tránh nhiễm trùng cho da.
Phương pháp làm lạnh
Phương pháp làm lạnh mụn cóc thường được thực hiện theo từng giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn, bác sĩ sẽ phun nitơ lỏng vào mụn cóc. Khi đó, các vết bỏng và mụn nước sẽ hình thành xung quanh mụn. Nếu phương pháp này kéo dài qua nhiều ngày, người bệnh có thể cảm thấy đau đớn. Một thời gian sau, các mô chết của mụn sẽ tự bong tróc ra. Khi đó, vùng da mụn sẽ hồi phục hoàn toàn mà không để lại sẹo hay thay đổi màu sắc.
Thực hiện tiểu phẫu
Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật nhỏ đối với những mụn cóc nằm trên bề mặt có kích thước nhỏ hơn 2cm. Trước khi loại bỏ mụn, người bệnh sẽ được tiêm tê tại chỗ để giảm cảm giác đau đớn. Sau khi phẫu thuật, vết thương sẽ được khâu kín. Đây là phương pháp điều trị mụn cóc ít gây nhiễm trùng và vết thương lành nhanh. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát mụn cóc sau này cao do nhân và rễ mụn không được loại bỏ hoàn toàn.
Có thể thấy, ngày càng xuất hiện nhiều phương pháp chữa trị mụn cóc từ đơn giản đến phức tạp và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi phát hiện dấu hiệu của mụn cóc, bạn có thể xem xét tình hình của các vết mụn to hay nhỏ, nhiều hay ít để chọn cách điều trị phù hợp. Trong trường hợp mụn cóc nhỏ và mọc ở tay chân, bạn có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên để trị tại nhà. Ngược lại, nếu mụn cóc có dấu hiệu lây lan và khó điều trị, bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp và tránh lây nhiễm sang vùng da khác.
Ngoài các cách trị mụn cóc trong bài viết này, bạn còn có thể tìm đến Bống Spa để được tư vấn và điều trị mụn cóc nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia chăm sóc sắc đẹp giàu kinh nghiệm, Bống Spa sẽ giúp bạn loại bỏ các vết mụn cóc xấu xí, trả lại làn da mịn màng như chưa từng xuất hiện các vết mụn cóc “lì đòn”.
Lưu ý
Các bài viết của Bống Spa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm:
Tiêm môi dày: Tất tần tật thông tin bạn cần biết
Bạn ao ước sở hữu đôi môi dày dặn, căng mọng như những minh tinh...
Tiêm môi hạt đậu: Mọi thông tin bạn cần biết trước khi làm
Bạn đang khao khát sở hữu đôi môi căng mọng, ngọt ngào như những nữ...
Tiêm môi dáng thuyền đắm: Mọi thông tin bạn cần biết
Bạn đã từng thử qua vô số phương pháp làm đẹp môi nhưng hiệu quả...
Tiêm môi cánh én: Hình ảnh và Mọi thông tin bạn cần biết
Trải nghiệm với tiêm môi cánh én, bạn sẽ không còn phải e dè với...
Tiêm môi Cherry: Tất tần tật mọi thông tin bạn cần biết
Bạn lo lắng vì đôi môi mỏng, kém sắc khiến nụ cười trở nên thiếu...
Tiêm môi trái tim: Mọi thông tin các “nàng” cần biết
Tiêm môi trái tim – phương pháp thẩm mỹ đang “làm mưa làm gió” trong thời...