noscript

Góc thắc mắc: Hói đầu có chữa được không? [Bác sĩ giải đáp]

Hói đầu là một căn bệnh khó điều trị vì một số lý do. Những người bị hói đầu thường dùng nhiều loại thuốc khác nhau nhưng hiếm khi mang lại hiệu quả như mong muốn. Các nghiên cứu mới nhất về nồng độ hormone DHT trong cơ chế gây rụng tóc mở ra cơ hội mới cho việc điều trị chứng hói đầu, rụng tóc. Vậy hói đầu có chữa được không hãy cùng bác sĩ tại Bống Spa tìm hiểu về thông tin phía dưới nhé!

I/ Bệnh hói đầu là gì?

Hói đầu là tình trạng mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể khiến tóc rụng đột ngột, lộ cả da đầu. Đây là một nỗi ám ảnh rất lớn đối với tất cả những ai đã và đang rơi vào tình trạng này.

Góc thắc mắc: Hói đầu có chữa được không? [Bác sĩ giải đáp]

Tìm hiểu thêm: thuốc trị hói đầu

Trước đây, chứng hói đầu thường gặp ở độ tuổi trung niên sau 40 tuổi. Nhưng thực tế hiện nay chứng hói đầu do di truyền xảy ra sớm hơn, thường bắt đầu từ độ tuổi 30, nhưng cũng có thể đến độ tuổi 20 mới xuất hiện. Đàn ông thường bị hói sớm và nhiều hơn phụ nữ vì thói quen chăm sóc tóc của họ không cẩn thận. Do đó mà bệnh hói đầu ở nam giới ngày càng trầm trọng hơn.

II/ Các triệu chứng của bệnh hói đầu sớm

Loại bệnh hói đầu sớm được chia thành nhiều triệu chứng khác nhau ở cả 2 phái nam và phái nữ, hoặc là do các bệnh lý liên quan đến da đầu. Sau đây là những triệu chứng điển hình của bệnh hói đầu ở nam và nữ

Hói đầu ở nam giới biểu hiện thế nào?

Khi nam giới bắt đầu bị hói, tóc từ trán đến đỉnh đầu sẽ rụng hết, sau đó không có hoặc rất ít tóc mọc lại, để lộ da đầu, đặc biệt là đỉnh đầu. Theo thời gian, trên gáy và hai bên cổ sẽ chỉ còn lại một ít tóc, da đầu trở nên nhẵn nhụi.

Góc thắc mắc: Hói đầu có chữa được không? [Bác sĩ giải đáp]

Hói ở trước trán

Lúc đầu tóc trước trán sẽ rụng và tóc sẽ mọc lại nhưng giảm dần và gãy, rụng nhanh chóng. Sau đó, bạn sẽ thấy chân tóc lùi dần về sau và những vùng hói đầu tiên xuất hiện. Tóc sẽ ngày càng lốm đốm, lâu dần toàn bộ phần đỉnh đầu trở thành một mảng hói lớn

Hói ở đỉnh đầu

Rụng tóc quá nhiều trên đỉnh đầu (thường là theo hình xoắn ốc) có thể dẫn đến hói đầu một mảng nhỏ. Vùng hói này sau đó lan rộng ra toàn bộ da đầu. Cuối cùng chỉ còn lại tóc gáy và sau tai, da đầu nhẵn nhụi.

Hói từng mảng

Tóc rụng thành từng đốm kích cỡ như đồng xu hoặc theo mảng trên da đầu. Trong thời gian đầu, tóc con sẽ mọc lại nhưng số lượng ít, tóc mỏng và rụng nhanh. Lớp da bề mặt nhẵn và hơi teo, sau đó nó có thể lan ra trên toàn bộ đầu.

Biểu hiện hói đầu ở nữ giới

Góc thắc mắc: Hói đầu có chữa được không? [Bác sĩ giải đáp]

Hói ở đường rẽ ngôi

Ở đường ngôi rẽ chính giữa, tóc bắt đầu thưa, mỏng và rụng dần. Số tóc con mọc lại rất ít nhưng lại không mọc ở quanh vùng này. Các chân tóc, mật độ tóc mỗi ngày một thưa hơn và có xu hướng lan rộng ở phần ngọn.

Hói ở hai bên trán

Đây là các triệu chứng rất hay gặp ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Tóc hai bên trán thưa, tóc mọc lại ít và dễ gãy rụng. Tình trạng này nếu xảy ra trong một khoảng thời gian dài có thể gây hói cả hai bên trán.

Hói ở phía trước trán

Một số phụ nữ có thể bị hói ở phần trên phía trước gần trán. Số lượng tóc vùng này thưa dần, tóc con ít hơn. Tình trạng lâu dài này gây ra các mảng hói đầu nhỏ như đồng xu và có thể lan rộng ra xung quanh. Kiểu này dễ dàng bắt gặp trên những người để tóc mái.

III/ Nguyên nhân gây hói đầu

Có nhiều lý do dẫn đến bệnh hói đầu. Để biết hói đầu có chữa được không bạn cần tìm hiểu rõ từng nguyên nhân trước khi tìm đến giải pháp điều trị để kết quả đạt được là tốt nhất.

Góc thắc mắc: Hói đầu có chữa được không? [Bác sĩ giải đáp]

Nguồn ảnh internet

Bài viết liên quan: bị hói đầu khi còn trẻ

  • Di truyền: 80% trường hợp hói đầu, rụng tóc sớm ở nam giới là do di truyền. Nếu cha hoặc mẹ bị rụng tóc từng mảng, con cái cũng có thể bị hói đầu.
  • Do thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ khi mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh đều bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nội tiết tố dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố. Chính những điều này dẫn đến rụng tóc, nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến hói đầu.
  • Mệt mỏi có thể dẫn đến căng thẳng, càng kéo dài dẫn đến stress và hói đầu xuất hiện
  • Do sử dụng đồng thời với những thuốc trị bệnh khác
  • Thiếu máu và thiếu dinh dưỡng trầm trọng.
  • Môi trường khói bụi, cộng với nguồn nước ô nhiễm cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tóc rụng hoặc rụng từng mảng do nhiễm vi khuẩn, nấm trên da đầu.
  • Tóc bị hư tổn nghiêm trọng có thể do thường xuyên buộc tóc quá chặt, chải tóc sai cách hoặc dùng sai dầu gội đầu và lạm dụng thuốc uốn, ép tóc và thuốc nhuộm đi kèm với máy sấy tóc và máy tạo kiểu tóc quá nhiều.

IV/ Hói đầu có chữa được không?

Điều trị hói đầu bằng thuốc

Chỉ có 2 loại thuốc được FDA công nhận là an toàn và hiệu quả trong việc điều trị rụng tóc và hói đầu. Đó là:

Góc thắc mắc: Hói đầu có chữa được không? [Bác sĩ giải đáp]

Nguồn ảnh internet

  • Minoxidil: Nó là một thuốc giãn mạch và đã được sử dụng để điều trị huyết áp cao. Sau khi sử dụng minoxidil để điều trị huyết áp cao trong một thời gian, người ta nhận thấy nó có thêm công dụng kích thích mọc tóc. Thuốc đã được sử dụng để điều trị rụng tóc và đã được FDA chấp thuận. Lotion Minoxidil 2% hoặc 5% nên được xịt lên da đầu hai lần một ngày. Thuốc này có tác dụng kéo dài giai đoạn phát triển của sợi tóc. Tác dụng phụ của Minoxidil chủ yếu xảy ra trên da. Một số người bị vấn đề da khô, đỏ, ngứa và đóng vảy nhẹ. Ngoài ra, sử dụng Minoxidil có thể gây loạn nhịp tim và ảnh hưởng đến huyết áp.
  • Thuốc Finasteride: Finasteride an toàn và hấp thu tốt cho bệnh rụng tóc, hói đầu. Đây cũng là chất tham gia vào quá trình thay đổi nội tiết tố testosterone. Chính hormone này là một androgen ảnh hưởng đến rụng tóc và hói đầu. Thời gian điều trị thường mất từ 1 đến 2 năm. Nhược điểm phổ biến nhất của Finasteride là rối loạn chức năng tình dục, chẳng hạn như giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương hoặc không xuất tinh được. Thế nhưng, những rối loạn này biến mất khi ngừng điều trị. Một lưu ý khác là phụ nữ không nên sử dụng Finasteride trong thời kỳ mang thai vì nó có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Góc thắc mắc: Hói đầu có chữa được không? [Bác sĩ giải đáp]

Nguồn ảnh internet

Trị hói đầu bằng tia laser

Liệu pháp laser được sử dụng để điều trị hói đầu, rụng tóc dựa vào tác động của ánh sáng và nhiệt. Laser có hiệu quả cho cả nam và nữ bị rụng tóc và hói đầu. Tia laser năng lượng thấp có tác dụng kích thích sinh học làm tăng lưu lượng máu đến các nang tóc. Nhờ các tác động sinh học này, các tế bào gốc trong nang tóc được kích hoạt. Từ đó, các nang tóc lại tham gia vào chu trình sinh trưởng để tạo ra tóc mới.

Bài viết cùng chủ đề: hói đầu ở nam giới

Điều trị bệnh hói đầu bằng phẫu thuật

Trong trường hợp điều trị bằng thuốc hoặc laser không đáp ứng, phương án phẫu thuật sẽ là lựa chọn để điều trị hói đầu. Phương pháp phẫu thuật sẽ bao gồm phẫu thuật cấy ghép tóc và phẫu thuật thu nhỏ da đầu. Cấy tóc là phương pháp cấy nang tóc vào vùng da đầu bị hói. Đồng thời, nó sẽ làm giảm diện tích hói bằng cách thu nhỏ da đầu. Nhưng phương pháp này khá tốn kém và gây đau đớn. Phẫu thuật cũng có nguy cơ để lại sẹo hoặc nhiễm trùng.

Sử dụng tóc giả

Đối với những trường hợp không thể dùng thuốc và không muốn phẫu thuật. Hoặc khi có nhu cầu cấp thiết để cải thiện vẻ ngoài ngay lập tức, bạn có thể sử dụng tóc giả. Ngày nay, tóc giả trông tự nhiên và hạn chế bị mọi người phát hiện. Ngoài ra, sử dụng tóc giả có thể dễ dàng thay đổi theo màu sắc và sở thích cá nhân.

Điều trị các bệnh lý gây rụng tóc

Bên cạnh nguyên nhân chính có liên quan đến di truyền và hormone thì hói đầu còn do những nguyên nhân khác như bệnh tuyến giáp, thiếu máu, viêm nhiễm. Khi điều trị những bệnh lý này, tình trạng rụng tóc sẽ được cải thiện đáng kể.

V/ Làm thế nào để ngăn ngừa rụng tóc hói đầu?

Bên cạnh việc ngăn chặn DHT trong cơ thể và hạn chế tóc rụng sớm thì cũng cần chủ động phát hiện sớm tình trạng rụng tóc và điều trị dự phòng sớm. Một số phương pháp sau đây sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng tóc rụng và hói đầu mà bạn có thể tham khảo:

Nguồn ảnh internet

Chọn lựa dầu gội đầu phù hợp với mái tóc

Sử dụng dầu gội phù hợp với từng loại tóc, và ngừng sử dụng ngay khi có dấu hiệu kích ứng. Chú ý khi gội tránh tiếp xúc trực tiếp với da dầu, gội sạch, không để dầu gội đọng lại trên tóc vì khi bụi bẩn bám vào có thể gây bít lỗ chân lông, ảnh hưởng đến sự tuần hoàn nuôi dưỡng tóc.

Chải đầu cũng phải đúng cách

Chải tóc không chỉ làm sạch tóc mà còn kích thích da đầu, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, nuôi dưỡng tóc và làm tóc mọc nhanh hơn. Nhưng bạn cũng cần chú ý đến việc chải tóc đúng cách, ví dụ như hướng chải phải ngược với hướng tóc, không phải hướng tóc rơi xuống.

Khi chải tóc ở phần đỉnh đầu và phía sau, bạn nên cúi thấp và chải từ chân tóc, để không làm hư tóc mà còn kích thích da đầu, để tóc mọc nhanh và suôn mượt.

Khi gội, hãy massage tóc để kích thích các mao mạch thúc đẩy quá trình phát triển của tóc.

Làm đẹp tóc đúng cách

Việc nhuộm, ép tóc dễ khiến tóc giòn, dễ gãy, tăng thêm gánh nặng cho tóc.

Tính kiềm của thuốc uốn rất mạnh, dễ làm protein kết tụ và làm tóc mất độ bóng, nhiệt độ quá cao khi uốn tóc rất dễ làm tổn thương các lớp tế bào, dẫn đến rụng tóc, hư hỏng, đóng vảy, màu tóc từ đen chuyển sang vàng, từ mái tóc dày đến mỏng.

Chế độ ăn uống khoa học

Về chế độ ăn uống, uống nhiều nước để đảm bảo đủ dinh dưỡng vitamin và các nguyên tố vi lượng. Vì nước chiếm đến 15-20% trọng lượng tóc, giúp tóc mềm mượt, canxi rất cần thiết cho các vitamin, nhất là nhóm B, B5, và Vitamin H, Lipid rất cần thiết cho tóc và cả da.

Nguồn ảnh internet

Bài viết tham khảo: hói đỉnh đầu nữ

Tránh stress

Bạn cần học cách loại bỏ được stress, căng thẳng. Sau đó nên giữ cho bản thân ở một trạng thái tinh thần thoải mái, dinh dưỡng cân bằng, như thế cũng chính là giúp tóc khỏe đẹp.

Đánh giá ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hotline: 0945.705.000
Chat Facebook
Gọi điện ngay